Chảy máu chân răng thường xuyên là tình trạng nhiều người gặp phải, nhưng tình trạng này lại thường bị bỏ qua do chủ quan và cho rằng không có gì nghiêm trọng. Thực chất, chảy máu chân răng lại là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm và nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng khôn lường. Vậy nên, hãy cùng tìm hiểu các loại bệnh lý liên quan để điều trị thời bạn nhé!
Nguyên nhân của chảy máu chân răng
Thường có 4 nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này:
- Do chăm sóc răng miệng không đúng cách
- Do bị bệnh nha chu
- Do bệnh lý răng miệng
- Do một số bệnh phổ thông khác
Cụ thể là những bệnh lý nào, hãy cùng tìm hiểu sau đây nhé!
Các bệnh lý liên quan tới chảy máu chân răng
Viêm lợi, viêm nha chu
Do vệ sinh răng miệng kém, tạo điều điện cho cao răng vôi răng tích tụ, gây kích thích lên lợi, có mùi khó chịu và dễ gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Nguy hiểm hơn, nếu tình trạng này kéo dài, lợi sẽ bị tụt xuống gây mất thẩm mỹ và thậm chí mất răng.
Lời khuyên: Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và lấy cao răng định kì 3-6 tháng/ lần.
![Chảy máu chân răng](/UserFiles/Images/2018/27.3/e.gif)
Áp xe chân răng
Là kết quả của viêm hốc răng không được điều trị hoặc răng bị thủng, vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong. Khi trở nên trầm trọng, răng sẽ bị chảy máu nhiều, lên cơn sốt và sung tấy vùng mặt.
Lời khuyên: Dùng nước muối loãng súc miệng, thay bàn chải thường xuyên và làm sạch kẽ răng.
![Chảy máu chân răng](/UserFiles/Images/2018/27.3/r.jpg)
Bị stress quá mức
Khi cơ thể rơi vào tình trạng thường xuyên lo lắng, căng thẳng thì hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu giảm khả năng phòng ngừa viêm lợi. Ngoài ra, stress còn gây viêm ở các mạnh máu làm vỡ các mô mềm trong khoang miệng, dẫn đến chảy máu chân răng và ức chế khả năng phục hồi của chúng.
Lời khuyên: Dù bận rộn thế nào cũng hãy dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.
![Chảy máu chân răng](/UserFiles/Images/2018/27.3/t.jpg)
Suy dinh dưỡng
Chân răng bị chảy máu có thể cho thấy sự thiếu hụt dưỡng chất và đây là cách cơ thể cho bạn biết điều này
Lời khuyên: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh đủ chất.
![Chảy máu chân răng](/UserFiles/Images/2018/27.3/y.jpg)
Thiếu hụt vitamin và canxi
Cụ thể là vitamin C và K, những vitamin này có vai trò trong việc đông máu và làm lành vết thương, còn canxi thì góp phần làm làm răng lợi chắc khỏe. Nếu thiếu hụt các chất này, thì sẽ dễ xảy ra tình trạng chảy máu chân răng.
Lời khuyên: Ăn nhiều trái cây như cam, bưởi và các thực phẩm chứa canxi như phô mai, sữa… Ngoài ra, ăn các loại rau củ cũng tạo hiệu ứng loại bỏ mảng bám trên răng và bề mặt lợi tương tự như bàn chải đánh răng.
![Chảy máu chân răng](/UserFiles/Images/2018/27.3/h.jpg)
Bệnh tiểu đường
Dấu hiệu đầu tiên của chứng rối loạn chuyển hoá lượng đường và insulin trong máu chính là chảy máu chân răng.
Lời khuyên: hãy thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, đủ chất, hạn chế đường và tập thể dục đều đặn.
![Chảy máu chân răng](/UserFiles/Images/2018/27.3/j.png)
Ung thư
Các dạng ung thư trong máu hoặc tủy xương biểu hiện thường là thiếu thành phần đông máu. Các tế bào ung thư phát triển sẽ gây nên xuất huyết trong, làm cơ thể mệt mỏi. Ngoài nguy cơ mắc ung thư máu, các nhà khoa học Thuỵ Điển đã công bố rộng rãi thông tin cho biết chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu mắc ung thư vú ở phụ nữ.
Lời khuyên: Ăn uống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kì.
![Chảy máu chân răng](/UserFiles/Images/2018/27.3/k.jpg)
Bệnh về gan, thận
Khi cơ quan nội tạng này bị yếu đi, không tổng hợp được các chất đông máu, dẫn tới hiện tượng máu không đông và gây chảy máu chân răng.
Lời khuyên: Hạn chế rượu, bia và các thực phẩm không an toàn.
![Chảy máu chân răng](/UserFiles/Images/2018/27.3/l.jpg)
Có thể thấy, chảy máu chân răng tuy thường xuyên xảy ra và nhiều người mắc phải nhưng không hề “lành tính” một chút nào, hãy cẩn thận và đừng bao giờ chủ quan! Khi có các dấu hiệu bất thường về vấn đề răng miệng, hãy tìm đến các phòng khám nha khoa uy tín và chất lượng để thăm khám và điều trị sớm nhất, đề phòng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm hơn bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Bệnh về răng miệng và tình trạng sức khỏe của bạn
Sâu răng và những biến chứng nguy hiểm khôn lường
---------------------------------------------------------------------
Nha khoa Kim Khôi
Địa chỉ: 164-166 Ba Mươi Tháng Tư, P. Trung Dũng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
Liên hệ: (0251) 3819478 - 0903 745 438
Email: kimkhoidental@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/nhakhoakimkhoi/
Web: www.nhakhoakimkhoi.com
Thời gian làm việc: T2 - CN: 8:00 - 11:00; 15:00 - 21:00